MỘT SỐ BIỆN PHÁP, KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP

Lượt xem:


MỘT SỐ BIỆN PHÁP, KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP

Một vấn đề lớn đặt ra hiện nay đối với ngành GD là phải thay đổi nội dung và phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả GD. Đảng và Nhà nước đang có những chính sách đầu tư cho GD, để GD có đủ điều kiện tạo ra những lớp người tiên tiến, vừa hồng vừa chuyên. Những thay đổi đó trong nền GD đã dẫn tới những yêu cầu mới, vấn đề dạy  và học phải phù hợp với từng cấp học, trong đó đóng vai trò quan trọng  nhất là bậc tiểu học. Bậc tiểu học là bậc học quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của HS trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về xã hội và tự nhiên. Trang bị cơ sở ban đầu về mặt nhận thức, bồi dưỡng phát huy tình cảm thói quen đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Qua quá trình giảng dạy nhiều năm Tôi đã rút ra được một số biện pháp và kế hoạch để góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

   1/ Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh.

      */ Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa.

Giữa 2 tiết học căng thẳng, nên tổ chức cho các em múa hát, hoặc chơi một số trò chơi nhằm giúp các em thoải mái về tinh thần cũng như về cơ thể.

–  Trong các tiết học Đạo đức, Khoa học  tổ chức cho các em chơi  các trò chơi như: làm phóng viên, sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất bị gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bi nhiễm HIV/AIDS,…

Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.

–    Giao nhiệm vụ phù hợp cho từng em nhờ vậy các tiết học trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, được “trải nghiệm” điều đó giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.

*/ Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

– Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về an toàn giao thông,…tháng 1 tiết vào buổi sinh hoạt lớp. Nội dung thi được soạn và trình chiếu bằng giáo án điện tử.

–  Tổ chức các buổi làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn, các em làm việc cũng có thể cá nhân hoặc nhóm, mỗi tháng một chủ đề. Sau các buổi làm đó tìm chọn các bài đẹp, hay để khen, tuyên dương.

2/ Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh của lớp mình.

Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng là vô cùng quan trọng.

Xây dựng kế hoạch từng tuần đối với từng nhóm đối tượng học sinh.

 */ Đối với học sinh học khá, giỏi.

– Động viên khuyến khích các em làm thêm các dạng bài tập ở các bài toán nâng cao, toán khó, một số đề bài tập làm văn để các em tự học, tự làm, phần nào không hiểu GV hỗ trợ giảng giải để các em hoàn thành.

– Giao nhiệm vụ, nội dung cụ thể các em phải có trách nhiệm kèm cặp các em yếu ở gần nhà mình, tuần 1 buổi.

*/ Đối với học sinh học yếu.

          Về phần giáo viên:   

– Giáo viên phải động viên quan tâm tỉ mỉ, nhắc nhở, uốn nắn, phải biết được em đó yếu ở phần nào ? có yếu tố nào tác động đến không ? Từ đó để có biện pháp bồi dưỡng, kèm cặp giúp đỡ các em.

–  Dựa vào đó,  sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh những em học yếu ngồi cạnh những em học khá , học tốt để đôi bạn cùng tiến.

– Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi, học thuộc những kết luận những công thức  cơ bản của từng dạng bài, từ những công thức đó các em vận dụng để làm các bài tập hàng ngày. Đối với các em học yếu Tiếng Việt thì cần giúp học sinh đọc đúng các từ, cụm từ, câu khó trong bài, ngắt nghỉ hơi ở những câu dài. Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài đọc, có tâm trạng chờ đợi, chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước.

– Việc đọc mẫu phải chuẩn, chính xác, biết sử dụng các thủ pháp ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, dùng ngữ điệu nhấn giọng, hạ giọng, lên giọng, từ đó giúp HS cảm nhận được sự  sôi nổi, hào hứng trong việc luyện đọc. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài cần đưa ra các câu hỏi gợi mở, trực tiếp, cụ thể, ngắn gọn sát với nội dung của bài học.

    Về phần học sinh                                  

    –  Trước khi học bài tập đọc, dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà xem trước phần câu hỏi trong sách giáo khoa. Đối với môn Toán dù làm đúng hay sai thì các em phải làm hết các bài tập đã giao làm.

–  Kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng.

* / Đối với các nhóm học sinh khác.

– Những học sinh rụt rè, nhút nhát,  thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để  các em không bị luống cuống.

– Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, thường xuyên chú ý bằng cách thỉnh thoảng chỉ định các  em đọc và trả lời câu hỏi nối tiếp.

Sau mỗi giờ  học  thường xuyên kiểm tra chất lượng  của học sinh thông qua đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( cả 4 đối tượng, giỏi + khá + trung bình + yếu ) xem các em đọc, hiểu như thế nào.

*/ Tóm lại để đem lại kết quả trong quá trình dạy học thì giáo viên  cần có các yếu tố sau:       

   a/     Người dạy  phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi dạy.

   b/    Tạo niềm hứng thú, sự say mê trong giờ học, không gò bó tiết học diễn ra một cách  nhẹ nhàng .

c/    Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kỹ năng cần thiết khi học.

d/    Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tìm tòi trong quá trình học.

e/    Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm chán.

    g/   Động viên khuyến khích các em trong khi học . 

4 / Kết hợp, trao đổi chặt chẽ với phụ huynh học sinh để góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các em.

– Trên lớp có giáo viên  về nhà thì có các bậc phụ huynh cả 2 phải gắn liền với nhau như 2 mặt của một tờ giấy để cùng nhau hướng dẫn các em.

    */ Đối với từng phụ huynh học sinh:

– Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình.

– Nhắc nhở các em học bài cũ, chuẩn bài mới trước khi lên lớp.

– Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho các em theo đúng thời khóa biểu hàng ngày.

– Giáo dục các em ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, khi vui chơi.

– Sinh hoạt điều độ, đúng thời khóa biểu, giờ nào việc ấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.

*/ Đối với giáo viên.

– Người giáo viên  phải thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh bằng các thông tin qua điện thoại, sổ liên lạc, cũng có thể mời trực tiếp đến gặp giáo viên để cùng trao đổi.

– Giáo viên phải trao đổi với phụ huynh để thống nhất đưa ra cách hướng dẫn việc học ở nhà cho phù hợp với mỗi em.

– Đối với các phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình thì giáo viên phải phân tích, diễn giải để họ hiểu được các em cần phải được học, được quan tâm, học đem lại cho tương lai sau này những gì.

5/  Xây dựng kế hoạch nêu gương và khen thưởng.

Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên  hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng học sinh như sau:

Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, lớp phó học tập đánh giá cụ thể các mặt học tập. Giáo viên dựa vào đó đưa ra các hình thức khen ngợi, nêu gương trước lớp.

Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học tập nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua, GVCN  lớp tuyên dương, khen thưởng.

* Trên đây là một số một số biện pháp, kế hoạch giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh, rất mong được các cấp, các đồng nghiệp góp ý bổ sung để các biện pháp kế hoạch thêm phong phú, hoàn thiện hơn trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!