PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

Lượt xem:


 

PHÒNG GD -ĐT HUYỆN EAKAR

TRƯỜNG TH TÔ HIỆU

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:         /KH-TH Ea Tih, ngày 20 tháng 9 năm 2015

 

PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2015-2020

 

– Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

– Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

– Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

– Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

– Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ea Kar và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ea Tih , nhiệm kỳ 2015-2020;

            Trường Tiểu học Tô Hiệu lên phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 như sau:

PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG 

PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

  1. Tổng quan

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường Tiểu học Tô Hiệu đã dần từng bước vươn lên khẳng định là một trong những trường đứng tốp đầu của huyện Ea Kar. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững tập thể Lao động tiên tiến, Lao động xuất sắc, giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong xã Ea Tih nói riêng và toàn huyện Ea Kar nói chung.

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn xa hơn nữa nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường. Là căn cứ tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ea Tih có hoạch định phát triển nhà trường. Đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hàng năm.

Xây dựng và triển khai kế hoạch của trường Tiểu học Tô Hiệu  là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Trường Tiểu học Tô Hiệu cùng các trường tiểu học trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Ea Kar nói chung, địa phương  Ea Tih nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

  1. Định hướng phát triển
  2. Quy mô số lớp, số học sinh.

Bảng 1 Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2015-2020

Năm học Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Toàn trường
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
2015-2016 3 82 2 69 3 82 3 70 2 48 13 351
2016-2017 3 100 3 82 2 69 3 82 3 70 14 369
2017-2018 4 115 3 100 3 82 2 69 3 82 15 384
2018-2019 3 97 4 115 3 100 3 82 2 69 15 366
2019-2020 3 88 3 97 4 115 3 100 3 82 16 357
2020-2021 3 91 3 88 3 97 4 115 3 100 16 360
  1. 2. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường có môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 .
  2. 3. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

            III. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2015 – 2020

  1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

            1.1. Phát triển giáo dục

            1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, điều chính nội dung dạy học linh hoạt theo đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của học sinh. Tiếp tục thực hiện mô hình trường học mới VNEN.

Duy trì dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh. Dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới 4 tiết/tuần đối với lớp 3,4,5. Dạy tin học phần mềm mới với học sinh lớp 3,4,5.

Tiếp tục dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản …

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2015 đến năm 2020 có 100 % học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành chương trình tiểu học. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 2.

 

            1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

Bảng 2 –  Chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2015 đến 2020

Năm học Sĩ số HT CT

lớp học

Điểm kiểm tra cuối năm môn Toán, TV
SL % 9-10 (%) 7-8 (%) 5-6 (%) <5 (%)
2015 – 2016 13 351 100 30 40 30 0
2016 – 2017 14 369 100 32 42 26 0
2017 – 2018 15 384 100 34 44 22 0
2018 – 2019 15 366 100 36 46 18 0
2019  -2020 16 357 100 38 48 14 0
2020 – 2021 16 360 100 40 50 10 0

            1.1.3. Giải pháp thực hiện

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đổi mới công tác đánh gia học sinh theo Thông tư 30. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

            1.2. Đảm bảo chất lượng

            1.2.1. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

– Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên giảng dạy. sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ.

– Đảm bảo đủ phòng học để học 2 buổi/ngày, có phòng bộ môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy –  học.

– Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý; ứng dụng phần mềm quản lý giáo dục, phần mềm quản lý cán bộ giáo viên nhân viên.

– Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

            1.2.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

– Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo quy định; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

– Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự thao giảng cụm, trường, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

– Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường và có tay nghề còn yếu. Phấn đấu  100% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, không có  giáo viên đạt loại khá.

– Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

– Tăng cường phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo dục đạo đức cho học sinh trong tất cả các môn học.

– Thực hiện đạt và vượt các chỉ về chất lượng giáo dục và đào tạo như:

+ Đối với học sinh: tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1, học sinh lên hoàn thành chương trình lớp học, học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh năng khiếu. Tổ chức được cho học sinh học bán trú.

+ Đối với giáo viên: thực hiện các chỉ tiêu về chuyên đề, dạy tốt, hội giảng, thao giảng, dự giờ, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, phong trào thi đua …

            1.2.3. Các hoạt động đảm bảo chất lượng

– Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

– Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

– Thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học, Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

– Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác giáo dục học sinh.

– Tổ chức các hoạt đông ngoài giờ lên lớp hiệu quả.

            1.2.4. Hoạt động tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng

– Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

– Công tác tự đánh giá của nhà trường cần thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩn, 28 tiêu chí, 84 chỉ số theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

 

  1. Nhóm phát triển đội ngũ

            2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

            Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

– Đối với Cán bộ quản lý:  100% tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc.

– Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo đại học, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 60% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp từ loại Khá trở lên, trong đó có 70% giáo viên được xếp loại xuất sắc;  30% giáo viên đều xếp loại Khá, Tốt về chuyên môn nghiệp vụ, không có giáo viên xếp loại Trung bình; 70% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện trở lên; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

            2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, viên chức

            Bảng 3 – Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2015 đến 2020

Năm học Số lớp TS CB, GV, NV CBQL GV NV
Tiểu học ÂN MT TD NN Tin KT

VT

TV

TB

YT Khác
2015-2016 13 27 2 14 1 1 1 1 1 2 1 1 1
2016-2017 14 28 2 15 1 1 1 2 1 2 1 1 1
2017-2018 15 29 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 1
2018-2019 15 29 2 16 1 1 1 2 1 2 1 1 1
2019-2020 16 30 2 17 1 1 1 2 1 2 1 1 1
2020-2021 16 30 2 17 1 1 1 2 1 2 1 1 1

            2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

– Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ  giáo viên, khung cảnh nhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy cho học sinh bằng những hiểu biết của mình mà còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Vì thế hiệu trưởng cần phối hợp với Công đoàn xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

– Rà soát lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên. Động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên chưa có trình độ ngoại ngữ, tin học tự học để nâng cao trình độ.

– Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

– Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Xây dựng bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

– Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

  1. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

            3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

– Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.

– Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả      

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

            Bảng 4– Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2015 đến 2020

Đơn vị: triệu đồng

Hạng mục đầu tư Đơn vị tính Số lượng Diện tích (m2) Thành tiền
Khối phòng học Phòng 4 240 1440
Khối phòng phục vụ học tập  
– Phòng giáo dục Mĩ thuật Phòng 1 60  360
– Phòng giáo dục Âm nhạc Phòng 1 60 360
– Nhà đa năng Nhà 1 500  3000
– Phòng ngoại ngữ Phòng 2 120 720
– Thư viện Phòng 1 60 360
– Phòng thiết bị giáo dục Phòng 1 60 360
– Phòng truyền thống và HĐ Đội Phòng 1 60 360
Khối phòng hành chính quản trị  
– Phòng Y tế Phòng 1 38  240
– Kho Phòng 1 38  240
 Sân chơi, hệ thống thoát nước 1 2000  1000
Tổng cộng 8.440

Bảng 5– Nhu cầu về mua sắm trang thiết bị dạy học giai đoạn 2015 đến 2020

Đơn vị: triệu đồng

Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Thành tiền
Thiết bị dạy học tối thiểu Bộ 20 100
Thiết bị dùng chung  
Máy tính Bộ 30 300
Máy chiếu Bộ 3 30
Thiết bị âm thanh Bộ 1 20
Thiết bị phòng giáo dục nghệ thuật Bộ 10 80
Phòng học ngoại ngữ (LAB) Bộ 1 100
Trang thiết bị phòng thư viện Bộ 9 90
Tổng cộng 720

            Bảng 6Dự kiến lộ trình  về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2015 đến 2020

Hạng mục đầu tư Dự kiến năm thực hiện
 – Sân chơi, hệ thống thoát nước 2017 – 2018
– Phòng học 2017 -2018
– Phòng giáo dục Mĩ thuật 2017 -2018
– Phòng giáo dục Âm nhạc 2017 -2018
– Phòng ngoại ngữ 2017 -2018
– Thư viện 2017 -2018
– Phòng thiết bị giáo dục 2017 -2018
– Phòng truyền thống và HĐ Đội 2017 -2018
– Phòng Y tế 2017 -2018
– Kho 2017 -2018
– Nhà đa năng

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

– Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng trường đảm bảo đủ số phòng học cho học sinh học tập, vui chơi và đầy đủ phòng chức năng.

– Tiếp tục bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị dạy học từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ dạy học.

– Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh-sạch-đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

            4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

– Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, vận động nhân dân và cha mẹ học sinh.

– Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội

            4.2. Giải pháp thực hiện

– Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định

– Tuyên truyền, vận động phụ huynh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

– Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân, … hỗ trợ thêm kinh phí trang bị thêm một số trang thiết bị, đồ dùng học tập, hỗ trợ cấp học bổng, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.

  1. Phát triển và quảng bá thương hiệu

            Thực hiện tốt Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn …

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên viên chức.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đỗi với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

PHẦN II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

– Kế hoạch phát triển giáo dục trường Tiểu học Tô Hiệu giai đoạn 2015 – 2020 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, viên chức nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

– Niêm yết công khai Kế hoạch tại bản tin trường.

            1.2. Xây dựng lộ trình

            * Giai đoạn 2015-2017:

– Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

– Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

– Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư sân thể dục,  phòng chức năng; bổ sung trang thiết bị dạy học.

            * Giai đoạn 2017-2020:

– Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

– Thực hiện xây dựng  phòng chức năng, nhà đa năng.

            1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

– Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

– Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

– Tổ trưởng chuyên môn:

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện

– Giáo viên, viên chức: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

PHẦN III

KIẾN NGHỊ

  1. 1. Đối với Huyện ủy, UBND huyện

– Quan tâm đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Tô Hiệu để theo lộ trình đề ra.

– Quan tâm quy hoạch, đào tạo , bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo cơ cấu cho nhà trường.

  1. 2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

– Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

– Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

  1. 3. Đối với chính quyền địa phương

– Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức  trách nhiệm đối với việc giáo dục con em.

– Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm giúp đỡ nhà trường về cơ sở vật chất trường học, tạo nguồn vốn đối ứng, chủ đầu tư những hạng mục lớn; bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục đạo đức học sinh qua hệ thống thông tin đại chúng.

Trên đây là Kế hoạch phát triển trường Tiểu học Tô Hiệu giai đoạn 2015-2020 đã được thông qua Chi bộ Đảng, Hội đồng trường và tập thể Hội đồng sư phạm. Các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch này./.

Nơi nhận:

–          Phòng GD&ĐT (để BC)

–          Đảng ủy, HĐND, UBND xã (để BC)

–          BGH, Các đoàn thể, bộ phận (để thực hiện)

            HIỆU TRƯỞNG